6 cách xử lý ống cao su bố vải chịu áp lực (ống chống phá) bị rạn bề mặt
I. Cấu tạo của ống cao su bố vải chịu áp lực (ống chống phá)
Ống cao su bố vải chịu áp lực (ống chống phá) được cấu thành bởi lớp cao su bên trong, lớp vải tạo áp cuốn nhiều lớp (lớp gia cố) và lớp cao su bên ngoài.
1. Lớp cao su bên trong của ống cao su chịu áp lực
Lớp cao su bên trong của ống cao su bố vải chịu áp lực là lớp trực tiếp chịu sự mài mòn, ăn mòn của những vật liệu mà ống truyền tải và ngăn sự rò rỉ của vật liệu đó.
2. Lớp cao su bên ngoài của ống cao su chịu áp lực
Lớp cao su bên ngoài bảo vệ lớp gia cố của ống cao su chịu áp lực khỏi tác động của môi trường bên ngoài.
3. Lớp gia cố của ống cao su chịu áp lực
Lớp gia cố là lớp chịu áp lực của ống cao su bố vải chịu áp lực, giúp cho thân ống cứng và khỏe. Áp lực làm việc của ống cao su bố vải phụ thuộc vào chất liệu và cấu tạo của lớp gia cố. Theo chất liệu và cấu tạo của lớp gia cố, ống cao su bố vải có thể được chia thành:
– Ống cao su 100% cao su (không có vật liệu dệt).
– Ống cao su bố vải (lớp gia cố là lớp vải tạo áp).
– Ống cao su hút (bên ngoài lớp vải còn có một lớp dây kim loại xoắn ốc).
– Ống cao su dệt (lớp gia cố là dây thép dệt hoặc vật liệu dệt).
– Ống cao su cuốn (lớp gia cố là lớp dây thép hoặc dây thừng cuốn quanh).
– Ống cao su dệt kim (lớp gia cố là vật liệu dệt kim).
– Ống cao su sợi ngắn (sợi ngắn và cao su được trộn và ép với nhau).
Trong số đó, ống cao su hút làm việc dưới áp suất âm; ống cao su dệt bằng dây thép và ống cao su cuốn có thể chịu áp lực làm việc 80-600MPa hoặc thậm chí cao hơn.
Quy trình cơ bản để sản xuất ống cao su bố vải là: gia công cao su hỗn luyện, gia công vải mành và vải bạt, đúc tạo hình ống cao su, lưu hóa v.v…
Đối với các ống cao su có kết cấu khác nhau và gia cố khác nhau, phương pháp gia công lớp gia cố và thiết bị đúc tạo hình ống cũng khác nhau. Vì ống cao su 100% cao su không chứa lớp gia cố, nên chỉ cần sử dụng máy đùn để đùn ống là được.
II. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng ống cao su bố vải chịu áp lực (ống chống phá)
Do sự đa dạng phức tạp, cấu trúc đa dạng và các điều kiện sử dụng khác nhau của ống cao su bố vải chịu áp lực (ống chống phá), vì thế tuổi thọ của ống cao su bố vải chịu áp lực không chỉ được quyết định bởi chất lượng mà còn được quyết định bởi việc sử dụng và bảo dưỡng đúng cách.
- Ống cao su bố vải chịu áp lực (ống chống phá) chỉ có thể được sử dụng để vận chuyển, truyền tải những vật liệu có trong thiết kế, nếu không sẽ làm giảm tuổi thọ hoặc làm việc không hiệu quả.
- Sử dụng đúng chiều dài của ống cao su bố vải. Chiều dài của ống sẽ thay đổi dưới áp lực cao (-4% ~ +2%) và sự thay đổi chiều dài do chuyển động cơ học.
- Áp lực làm việc (kể cả áp lực va đập) của ống cao su bố vải không được vượt quá áp lực làm việc đã được thiết kế.
- Trong điều kiện bình thường, nhiệt độ của vật liệu do ống cao su bố vải truyền tải không được vượt quá -4℃ ~ +120℃, nếu không sẽ giảm tuổi thọ của ống.
- Không được sử dụng ống cao su bố vải chịu áp lực trong tình trạng bán kính uốn nhỏ hơn bán kính uốn tối thiểu của ống, tránh uốn cong hoặc uốn gập gần chỗ mối nối của ống, nếu không sẽ cản trở việc truyền thủy lực và vận chuyển vật liệu hoặc làm hỏng ống.
- Ống cao su bố vải không được sử dụng ở trạng thái vặn xoắn; ống phải được vận chuyển cẩn thận, không được kéo lê trên các bề mặt sắc và gồ ghề, và không được uốn gập hoặc làm bẹp.
- Ống phải được giữ sạch sẽ, bên trong phải được xả rửa sạch sẽ (đặc biệt là ống truyền tải axit, ống phun sương, ống dẫn vữa). Tránh để các vật thể lạ xâm nhập vào lòng ống, cản trở việc truyền tải chất lỏng và làm hỏng thiết bị.
III. Những nguyên nhân khiến ống cao su bố vải chịu áp lực bị rạn bề mặt
- Ống cao su bố vải chịu áp lực bị lão hóa do nhiệt độ quá cao, hệ thống áp suất bị tiêu hao công suất đã làm cho dầu bị nóng lên (phát nhiệt), nhiệt độ dầu càng cao thì cao su càng dễ bị lão hóa, độ đàn hồi kém đi, độ khỏe và tính năng làm kín bị giảm sút, ống cao su bố vải bị nứt rất nhanh.
- Do xung đột áp lực. Bên trong đường ống có tình trạng áp lực dầu đột ngột tăng lên hoặc giảm xuống, hiện tượng này xảy ra nhiều lần lặp đi lặp lại sẽ gây ra sự xung đột áp lực thường xuyên lên đường ống, dẫn đến các hiện tượng: hỏng phớt dầu cục bộ, phồng rộp, nứt vỡ ống, bị lỏng và rò rỉ các mối nối của ống.
IV. 6 cách xử lý ống cao su bố vải chịu áp lực (ống chống phá) bị rạn nứt trên bề mặt
Làm thế nào để xử lý khi ống cao su bố vải chịu áp lực bị rạn bề mặt? Chúng tôi xin cung cấp một số giải pháp tương ứng dưới đây:
- Khi cuốn vải tạo áp, nên tạo áp lực một cách đều đặn lên thân ống.
- Khi dùng lại vải tạo áp đã qua sử dụng để cuốn thân ống, nên lấy theo viền đã có độ đàn hồi.
- Căn cứ vào đường kính của ống cao su để lựa chọn khổ vải tạo áp phù hợp (đối với loại ống có đường kính ngoài nhỏ hơn 30mm, thì khổ rộng của vải tạo áp không được vượt quá 90mm) và mức độ quấn chồng lên nhau của vải tạo áp là 3/5 -2/3 khổ vải.
- Đối với vải tạo áp mới, cần kiểm tra, đảm bảo không có hiện tượng căng viền vải.
- Đảm bảo duy trì nhiệt độ môi trường xung quanh khu vực làm việc trên 18℃.
- Với màng cao su đã được cán ra, cần được dùng hết trong vòng từ 2-12 tiếng, không nên để quá 3 ngày. Màng cao su có chứa neoprene (cao su tổng hợp) nên sử dụng hết càng sớm càng tốt, nếu không sẽ phải luyện lại. Ngoài ra, cần chú ý thời gian bảo quản cao su neoprene không được quá dài, cao su neoprene đã quá thời hạn bảo quản không nên dùng để sản xuất lớp cao su bên ngoài.
- Màng cao su dùng để sản xuất ống cao su bố vải chịu áp lực nên dùng hết trong vòng từ 2 đến l2 tiếng, không nên để quá 3 ngày. Màng cao su có chứa neoprene nên dùng hết càng sớm càng tốt, nếu không cần phải luyện lại. Ngoài ra, cần chú ý thời hạn bảo quản của cao su neoprene. Cao su neoprene đã quá thời hạn bảo quản không nên dùng để sản xuất lớp cao su bên ngoài.
Để biết thêm thông tin chi tiết về ống cao su bố vải chịu áp lực, ống chống phá, ống chống nổ, ống đẩy, ống xả, xin vui lòng liên hệ tại đây.
Bản đồ chỉ đường: https://g.page/ongcaosuhutcat?share